Kiến trúc Tháp_Belém

Công trình này nằm ở phía bắc của sông Tagus, thuộc giáo xứ Santa Maria de Belém của Lisboa, có thể đến được từ đầu phía tây của đại lộ Brasília qua một cây cầu nhỏ. Gần đó là tu viện Jerónimos ở phía đông và pháo đài Bom Sucesso ở phía tây, trong khi phía bắc là tháp dinh thự của tổng đốc, nơi ở cũ của tổng đốc pháo đài Bom Successo cùng nhà nguyện São Jerónimo.

Tòa tháp này bị cô lập dọc theo bờ sông, giữa bến tàu Bom Sucesso và Pedrouços, trên một khối đá bazan, thuộc khối đá núi lửa địa hình phức tạp Lisboa-Mafra.[18] Mặc dù nhiều sách chỉ dẫn đã tuyên bố rằng tòa tháp được xây dựng ở giữa Tagus và hiện nằm gần bờ sau trận động đất năm 1755 khiến dòng sông bị chuyển hướng nhưng đó là thông tin không chính xác. Bộ Văn hóa và Viện Di sản Kiến trúc Bồ Đào Nha chỉ ra rằng, tòa tháp được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ gần bờ sông Tagus, mé bờ biển của Restelo. Khi bờ biển dần mở rộng dần len lỏi về phía nam vào sông Tagus thì tòa tháp dần thành nằm bên bờ sông theo thời gian.[3][6][19]

Tháp Belém được xây dựng từ một loại đá vôi địa phương màu trắng ở khu vực Lisboa và ở đó chúng được gọi là Lioz.[20] Công trình bao gồm hai phần là pháo đài và một tháp bốn tầng nằm ở phía bắc của pháo đài. Tòa tháp có niên đại từ thế kỷ 16 được coi là một trong những kiệt tác của phong cách kiến trúc Manueline hậu Gothic Bồ Đào Nha.[2][19] Điều đó thể hiện rõ ràng nhất ở mái cong kiểu vòm có sườn phức tạp của nó, các thập giá của Dòng tu Kitô, hỗn thiên nghi, vòng xoắn thừng.[2][6]

Ngoại thất

Sân thượng của pháo đài với tháp canh có lỗ châu mai có mái bát úp mang kiến trúc Moorish ở góc tây bắc.

Kế hoạch của công trình này bao gồm một tòa tháp hình chữ nhật và một pháo đài hình lục giác không đều, với sườn kéo dài hướng về phía nam tới dòng sông. Về cơ bản nó là một không gian thẳng đứng có khớp nối lớn trên một phiến đá nằm ngang bao quanh là tường vây. Ở góc đông bắc là một bức tường phòng thủ với những chòi canh có lỗ châu mai, một cây cầu để tiếp cận bức tường được trang trí những họa tiết thực vật bao bọc bởi huy hiệu hoàng gia và hai bên là các cột nhỏ, bổ sung với hỗn thiên nghi. Các hỗn thiên nghi Manueline xuất hiện ở lối vào của tòa tháp tượng trưng cho những chuyến hải trình của Bồ Đào Nha.[6][21][22] Các chạm khắc trang trí, xoắn thừng và nút thắt thanh thoát cũng chỉ ra lịch sử hàng hải của Bồ Đào Nha và là những yếu tố phổ biến của phong cách kiến trúc Manueline.[2][6]

Bên ngoài của phần thấp pháo đà, bức tường là không gian cho 17 khẩu thần công với những lỗ đặt súng hướng ra cảnh quan dòng sông.[23] Tầng thượng của pháo đài vồng lên bởi một bức tường nhỏ với những chòi canh có lỗ châu mai ở những nơi chiến lược, được trang trí bởi những tấm khiên tròn có hình thập giá của dòng Chúa Kitô quanh bục. Vua Manuel I là một thành viên của dòng Chúa Kitô,[24] do đó mà thập giá của dòng này được sử dụng nhiều lần trên lan can.[1][6] Đây là biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Manuel, khi các hiệp sĩ của dòng Chúa Kitô tham gia vào một số cuộc chinh phạt quân sự thời kỳ đó.[24] Các chòi canh có lỗ châu mai hay tháp pháo hình trụ nhô ra ở các góc phục vụ như là tháp canh có những phần đá xây lồi ra với những đồ trang trí thu nhỏ và vòm che hình núi bất thường trong kiến trúc châu Âu lúc bấy giờ, phía trên đỉnh là hình chạm đầu mái công phu. Nền đáy của tháp pháo có hình ảnh của những con thú, bao gồm cả một con tê giác.[3][15] Nó là hình ảnh điêu khắc tê giác đầu tiên trong nghệ thuật ở Tây Âu[3] và có lẽ là mô tả con tê giác mà Manuel I gửi cho Giáo hoàng Lêô X vào năm 1515.[25]

Tòa tháp chủ yếu mang kiến trúc Manueline,[2] nhưng nó cũng kết hợp các tính năng của các phong cách kiến ​​trúc khác.[3] Nó được xây dựng bởi kiến ​​trúc sư quân sự Francisco de Arruda, người đã giám sát việc xây dựng một số pháo đài tại vùng lãnh thổ Bồ Đào Nha ở Maroc.[11][15] Chính vì vậy mà ảnh hưởng của kiến trúc Moorish được thể hiện qua các đồ trang trí tinh xảo, cửa sổ hình vòm, ban công và những gờ tháp pháo của tháp canh.

Tòa tháp có bốn tầng, với các lỗ hổng và tường răng cưa, tầng trệt là một bế chứa hình vòm. Tại tầng hai có cửa hình chữ nhất hướng về phía nam với các cửa sổ hình vòm ở phía đông và phía bắc còn ở góc đông bắc và tây bắc là hòi canh có lỗ châu mai. Phía nam của tầng này bị chi phối bởi một hiên có mái che với lô-gia gồm một dãy bảy vòm nằm trên các rầm lớn với hàng trụ lan can. Nó được bao phủ bởi những cấu trúc đá để tạo thành một mái hiên, và cuối phần mái dốc của nó là xoắn thừng được điêu khắc.[4] Phía đông, phía bắc và phía tây của bức tường bị chiếm giữ bởi các vòm cung, với các góc đông bắc và tây bắc là hốc tường nơi có tượng của Vincent của Saragossa và Tổng lãnh thiên thần Micae. Tầng thứ ba có hai cửa sổ ở mặt tiền phía bắc, phía đông và phía tây với hàng lan can xen kẽ bởi hai hỗn thiên nghi và phù điêu huy hiệu hoàng gia. Tầng trên cùng bao quanh các mặt là sân thượng với các tấm khiên của dòng Chúa Kitô và hai cửa vòm, một ở phía bắc và một ở phía đông. Bao quanh sân thượng là bức tường thấp có hình ảnh của kim tự tháp, bốn góc là các tháp canh có lỗ châu mai. Sân thượng trên tầng này cung cấp một cái nhìn ra toàn cảnh quan.[26][27]

Nội thất

Nội thất của pháo đài chính với các hốc pháo.Khung cảnh nhìn từ lôgia tầng hai.

Phần bên trong của pháo đài, với một cầu thang hình tròn ở cuối phía bắc có hai sảnh tiếp giáp với trần vòm được hỗ trợ bởi các nề vòm, cũng như bốn kho lưu trữ và thiết bị vệ sinh. Tên boongke tầng trệt, sàn nhà nghiêng ra phía bên ngoài trong khi trần nhà được hỗ trợ bởi những trụ nề bổ tường và vòm xương sống. Các vòm xương sườn Gothic thể hiện rõ tại hầm xây cuốn,[28], các phòng của tháp[29] và các vòm bát úp của tháp canh trên sân thượng pháo đài.[1] Các khoang ngoài trên các cạnh của boongke cho phép đặt các khẩu pháo riêng lẻ trong từng khoảng không gian, trần nhà được thiết kế với một số vòm bất đối xứng có độ cao khác nhau. Các kho phụ trợ phía sau được sử dụng làm phòng giam.[30]

Hai cổng vòm mở ra hàng hiên chính ở phía bắc và phía nam, trong khi sáu vòm cung đứt quãng nằm dọc theo phần phía đông và phía tây của hàng hiên xen kẽ với các cột vuông trong pháo đài, với các mặt của máng xả nước. Hàng hiên mở phía trên hầm xây cuốn, mặc dù để trang trí nhưng thiết kế để xua tan khói pháo.[15][28] Nó nối với tầng trên bằng một lan can được trang trí bằng các thánh giá của dòng Chúa Kitô trong khi khoảng không gian sân thượng có các cột nổi, trên đỉnh là hỗn thiên nghi. Không gian này cũng có thể được sử dụng cho nòng súng hạng nhẹ. Đây là pháo đài đầu tiên của Bồ Đào Nha có hai cấp đặt súng, đánh dấu một bước phát triển mới trong kiến ​​trúc quân sự. Một số trang trí có từ thập niên 1840 và mang phong cách Manueline tái sinh, giống như trang trí của hàng hiên nhỏ trên pháo đài.[15]

Phía nam của sân thượng là hình ảnh Đức Trinh nữ Maria và trẻ em. Tượng Đức Mẹ Belém còn được gọi là Nossa Senhora de Bom Successo (Đức Mẹ Thành Công), Nossa Senhora das Uvas hoặc Virgem da Boa Viagem bế một đứa trẻ bên tay phải, tay trái cầm một chùm nho.

Tháp rộng 12 mét (39 ft) và cao 30 mét (98 ft).[4] Bên trong tầng một là Sala do Governador (Hội trường Tổng đốc) là một không gian hình bát giác mở ra bể chứa nước trong khi ở góc đông bắc và tây bắc là những hành lang liên kết với các chòi canh có lỗ châu mai. Một cánh cửa nhỏ dẫn đến các tầng tiếp theo thông qua một cầu thang xoắn ốc. Tầng thứ hai là nơi có Sala dos Reis (Hội trường Nhà vua) với một lô-gia mở ra dòng sông trong khi một lò sưởi nhỏ ở góc kéo dài từ tầng này lên đến lò sưởi ở tầng ba trong Sala das Audiências (Hội trường Thính giả). Trần của ba tầng là các tấm bê tông tấm. Nhà nguyện tầng bốn có trần hình vòm với các hốc biểu tượng của phong cách Manueline được hỗ trợ bởi các phần đua chạm khắc.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tháp_Belém http://www.visitportugal.com/NR/exeres/9B1FEFC5-B5... http://www.bluffton.edu/~sullivanm/portugal/Lisbon... http://whc.unesco.org/archive/advisory_body_evalua... http://whc.unesco.org/en/list/263 http://whc.unesco.org/en/list/263bis http://en.wikisource.org/w/index.php?title=Catholi... http://www.wmf.org/project/tower-bel%C3%A9m //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.torrebelem.gov.pt http://www.igespar.pt/en/patrimonio/mundial/portug...